Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Quy chế quản lý sử dụng tài sản NN năm 2011

CỤC THADS TỈNH NGHỆ AN
CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG



 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



 
 
Tương Dương, ngày 10 tháng 03 năm  2011

QUY CHẾ
Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /QĐ-THA  ngày 10 tháng 3  năm 2011
 của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương)


 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi và đối tượng áp dụng
l. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương.
          2. Tài sản nhà nước quy định trong Quy chế này bao gồm các loại trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, trụ sở làm việc, nguồn điện năng, nước sinh hoạt phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức. Các loại tài sản trên được đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn kinh phí từ các Dự án hoặc các nguồn khác đối với Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản
1. Tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài sản nhà nước.
2. Đối với loại tài sản Nhà nước chưa có văn bản quy định cụ thể, Cơ quan quy định việc quản lý và sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, khả năng kinh phí được giao hàng năm trên cơ sở đảm bảo sử dụng có hiệu quả, an toàn, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Bảo đảm mọi tài sản đều được giao cho các bộ phận, cá nhân quản lý và sử dụng đúng quy định, nghiêm cấm việc sử dụng tài sản không đúng mục đích được giao, làm thất thoát, hư hỏng, gây thiệt hại về tài sản.
Điều 3. Trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản
1. Các bộ phận và cán bộ, công chức được Cơ quan giao quản lý và sử dụng tài sản có trách nhiệm:
a. Quản lý và sử dụng theo các quy định tại Quy chế này;
b. Bảo vệ, giữ gìn tài sản được giao.
2. Kế toán có trách nhiệm:
a. Thực hiện kê khai, đăng ký, báo cáo tài sản về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật;
b. Kiểm tra định kỳ (hoặc đột xuất) việc quản lý, sử dụng tài sản tại các cá nhân quản lý để báo cáo Thủ trưởng cơ quan và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung cũng như tài sản được giao cho cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng. Các trường hợp tài sản bị hư hỏng hoặc bị mất phải kịp thời báo cáo người có trách nhiệm để giải quyết.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
TRANG CẤP TÀI SẢN
Điều 4. Tổ chức mua sắm tài sản
1. Việc mua sắm tài sản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác có liên quan của nhà nước.
2. Hàng năm, Kế toán căn cứ vào thực trạng trang thiết bị hiện có; căn cứ vào nhu cầu thực tế, định mức tiêu chuẩn sử dụng của từng loại tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để xác định nhu cầu mua sắm, lập báo cáo gửi Thủ trưởng cơ quan tổng hợp kế hoạch mua sắm tài sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
Các bộ phận, cá nhân có nhu cầu mua sắm tài sản đột xuất phải lập kế hoạch bổ sung trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, giải quyết.
3. Văn phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Mục 2
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN
Điều 5. Quản lý tài sản
1. Kế toán và cán bộ văn phòng được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức quản lý tài sản tại đơn vị mình và khi giao nhận tài sản cho cá nhân quản lý, sử dụng phải ký vào biên bản giao nhận và chịu trách nhiệm về các tài sản đó theo quy định của pháp luật.
2. Kế toán có trách nhiệm mở sổ theo dõi tài sản theo trình tự thời gian, số lượng, giá trị phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 6. Đăng ký tài sản
Đối với các tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký, quản lý sử dụng (đất, nhà, công trình xây dựng, phương tiện vận tải…) thì ngay sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc tiếp nhận tài sản, Kế toán phải tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan làm các thủ tục đăng ký tài sản với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 7.  Sử dụng tài sản thông dụng
Các tài sản thông dụng bao gồm máy tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, tủ đựng tài liệu, bàn ghế làm việc, máy điều hoà không khí, quạt điện, máy điện thoại ..v.v.. Các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bảo đảm sử dụng tài sản lâu bền, tiết kiệm, có hiệu quả, không được tự ý chuyển đổi các tài sản đã được trang bị.
Điều 8. Quản lý, sử dụng máy ảnh, máy ghi âm
Máy ảnh và máy ghi âm do Thủ trưởng cơ quan quản lý, khi có nhiệm vụ cần thiết cần sử dụng thì Thủ trưởng giao cho cán bộ, công chức sử dụng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao trả đầy đủ, kịp thời.
Điều 9. Quản lý, sử dụng phương tiện hỗ trợ
Các phương tiện, công cụ hỗ trợ cho công tác thi hành án phải được đăng ký sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý giao cho Thủ kho bảo quản nghiêm ngặt tại kho. Khi đưa ra sử dụng phải có lệnh xuất kho và biên bản bàn giao cho người có thẩm quyền sử dụng. Sau khi sử dụng phải được kiểm tra an toàn và nhập kho để bảo quản.
Điều 10. Chế độ Quản lý, sử dụng xe mô tô
1. Tiêu chuẩn sử dụng xe mô tô:
- Chỉ sử dụng xe mô tô của cơ quan phục vụ cho công tác giải quyết thi hành án dân sự và các công việc chung của cơ quan, không sử dụng vào mục đích cá nhân.
- Các cán bộ, công chức được giao điều khiển xe khi có Giấy phép lái xe theo quy định.
2. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý, sử dụng xe mô tô
a) Thủ trưởng cơ quan hoặc người được Thủ trưởng cơ quan uỷ quyền có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành xe tô của cơ quan.
          b) Trách nhiệm quản lý, sử dụng xe của cán bộ, công chức khi được giao sử dụng:
- Cán bộ, công chức khi được giao sử dụng xe phải chấp hành nghiêm các quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông, phải quản lý, giữ gìn xe tốt, đảm bảo xe luôn sạch sẽ, tránh mất mát, cháy nổ, hư hỏng xe do chủ quan gây nên; Bảo đảm lái xe an toàn, sử dụng xe đúng mục đích.
- Phải chủ động báo cáo với Thủ trưởng cơ quan về thực trạng kỹ thuật của xe để có giải pháp nhằm ngăn chặn các hư hỏng lớn có thể xẩy ra. Mọi hư hỏng của xe mô tô do lỗi chủ quan do cán bộ, công chức gây ra thì cán bộ, công chức đó có trách nhiệm bồi hoàn về giá trị vật chất theo quy định hiện hành.
- Về quản lý , thủ tục thanh toán, quyết toán các khoản liên quan đến chi phí sử dụng xe tô thực hiện theo quy định của Cơ quan về chi tiêu nội bộ.
Điều 11. Quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị điện, nước
 Các bộ phận và cá nhân phải thực hiện đúng các quy định về sử dụng điện, nước:
a) Không tự ý thao tác đóng mở các thiết bị điện, nước. Việc đóng mở các thiết bị điện, nước do 01 cán bộ được giao  quản lý. Không đấu nối làm thay đổi hệ thống điện, nước của cơ quan. Mọi nhu cầu về sửa chữa điện, nước phải báo cho Thủ trưởng cơ quan để kiểm tra, thực hiện.
b) Có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm điện, nước. Khi dùng xong phải đóng kín các vòi, van nước. Thực hiện việc tắt đèn, điện khi trong phòng không có người làm việc, hết giờ làm việc trước khi ra về phải tắt nguồn điện và tất cả các thiết bị điện có trong phòng làm việc, hội trường, phòng họp. Khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ phải đóng kín tất cả các loại cửa phòng. Tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị điện phục vụ việc riêng.
Điều 12. Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc
Các cán bộ, công chức có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong khuôn viên trụ sở làm việc,  phải đóng tất cả các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa hành lang, cửa ra vào ban công hoặc sân trời (nếu có) tại các phòng làm việc do mình quản lý, sử dụng để bảo vệ tài sản trong các phòng làm việc và các loại cửa kính của công trình.
Điều 13. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản
1. Khi có nhu cầu sửa chữa tài sản, Văn phòng làm giấy đề nghị chuyển cho Kế toán kiểm tra lên kế hoạch trình Thủ trưởng phê duyệt. Trước và sau khi sửa chữa các tài sản là máy móc, thiết bị phải lập biên bản kiểm tra xác nhận tình trạng hư hỏng và biên bản nghiệm thu bàn giao.
Đối với tài sản là thiết bị tin học, thiết bị văn phòng đang trong thời gian bảo hành, nếu phát sinh hư hỏng, Kế toán phải yêu cầu đơn vị cung cấp thực hiện trách nhiệm bảo hành đã cam kết.
2. Khi đến thời gian bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc khi phát hiện các hư hỏng đột xuất của xe mô tô cán bộ được giao sử dụng xe phải có văn bản đề nghị sửa chữa ghi cụ thể nội dung hạng mục cần sửa chữa, thay thế.
Điều 14. Khấu hao, hạch toán, kiểm kê, báo cáo tài sản
1. Kế toán thực hiện việc hạch toán tài sản; tính hao mòn, trích khấu hao tài sản theo chế độ hiện hành.
2. Kế toán có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo thống kê, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản định kỳ hàng năm theo đúng quy định của nhà nước hoặc báo cáo đột xuất khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Mục 3
XỬ LÝ TÀI SẢN
Điều 15. Điều chuyển, thu hồi tài sản
Thủ trưởng cơ quan quyết định việc điều chuyển tài sản giữa các bộ phận, cán bộ, công chức hoặc thu hồi tài sản của cán bộ, công chức sử dụng sai quy định để điều chuyển, bố trí cho cán bộ, công chức khác theo nguyên tắc bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích phục vụ hoạt động của đơn vị, có hiệu quả và theo đúng quy định tại Quy chế này.
Điều 16. Thanh lý tài sản
1. Kế toán báo cáo Thủ trưởng cơ quan đề nghị Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định việc thanh lý tài sản theo quy định.
2. Kế toán tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trong quy trình thanh lý tài sản.
3. Tiền thu từ thanh lý tài sản sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thanh lý tài sản (nếu có), được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng cơ quan và BCH công đoàn cơ quan có trách nhiệm phổ biến và triển khai tổ chức thực hiện Quy chế này trong đơn vị.
          2. Các bộ phận và các cán bộ công chức được giao quản lý, sử dụng tài sản phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong thời gian quản lý sử dụng tài sản, thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và hiệu quả; theo đúng các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
          Điều 18. Xử lý vi phạm
          Các bộ phận và cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản vi phạm các quy định tại Quy chế này, gây thất thoát, thiệt hại về tài sản nhà nước thì phải bồi thường, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
         

CHI CỤC TRƯỞNG



Nguyễn Hồng Trung

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Thông tư liên tịch 184 /2011/TTLT-BTC-BTP

Thông tư liên tịch 184 /2011/TTLT-BTC-BTP

13/1/2012

- Đ/c Quảng dự Hội nghị tổng kết công đoàn của LĐLĐ huyện
- Đ/c Trung và Đ/c Phước đi Vinh

12/1/2012

- Sáng: đ/c Phước dự Hội nghị tổng kết KT-XH năm 2011
- Chiều: Đ/c Trung, Đ/c Phước đi Vinh

11/1/2012

- Họp cơ quan: Rút kinh nghiệm tổ chức cuộc họp Tổng kết ngày 10/1/2012
- Phân công quản lý , sử dụng máy pho to, máy vi tính, máy in mới cấp phát cho CBCC
- Đăng ký thi đua năm 2012

10/1/2012

Sáng: Đ/c Hội dự Hội nghị tổng kết QP-AN
Chiều: Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Luật THADS 2008 và Tổng kết công tác THADS năm 2011
Do đ/c Nguyễn Hồ Cảnh - Chủ tịch UBND huyện chủ trì
Tới dự có đ/c Đào Quang Trung- Phó Cục trưởng Cục THADS tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành: Công an, Toà án, VKSND, BHXH, Phòng TN-MT, VPĐKQSDĐ; 17/18 xã, thị (vắng Xiêng My)
Nội dung: Thông qua các báo cáo: Sơ kết 2 năm thực hiện Luật THADS, Tổng kết công tác THADS năm 2011, Tổng kết hoạt động chỉ đạo của Ban CĐ THA năm 2011; Thông qua Chương trình hoạt động năm 2012 của Ban chỉ đạo THADS.

6/1/2012

- Ra QĐ Tiếp tục số 08 vụ La Văn Hoành, Yên Thắng (hồ sơ đ/c Phước)

5/1/2012

- Đ/c Phước đi Yên Thắng

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Thông tư hướng dẫn kinh phí tổ chức cưỡng chế THA


BỘ TÀI CHÍNH -
BỘ TƯ PHÁP
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 184/2011/TTLT-BTC-BTP
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VỀ KINH PHÍ TỔ CHỨC CƯỠNG CHẾ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;
Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:
Điều 1. Quy định chung
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Thông tư này liên tịch này hướng dẫn về nội dung chi, mức chi, nguồn kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, thủ tục tạm ứng, hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án, lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện.
2. Các cơ quan thi hành án dân sự phải có trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án đúng quy định hiện hành và các quy định tại Thông tư liên tịch này.
Điều 2. Nội dung chi cưỡng chế thi hành án
1. Người phải thi hành án chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí thông báo về cưỡng chế:
- Chi phí thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo chí).
- Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án (cán bộ thi hành án, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ chức xã hội và các thành phần khác).
b) Chi phí mua nguyên liệu, nhiên liệu, thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, y tế, phòng, chống cháy, nổ, các thiết bị, phương tiện cần thiết khác cho việc cưỡng chế thi hành án.
c) Chi phí cho việc định giá, giám định tài sản, định giá lại tài sản, bán đấu giá tài sản:
- Chi phí định giá, định giá lại tài sản:
+ Chi phí thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản: Giá dịch vụ thẩm định giá, thẩm định giá lại tài sản theo hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá.
+ Chi phí liên quan đến việc định giá trong trường hợp Chấp hành viên thực hiện việc xác định giá tài sản theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự: Chi bồi dưỡng cho các thành viên họp xác định giá, xác định giá lại tài sản.
+ Chi giám định tài sản: Phí giám định tài sản và một số khoản chi thực tế hợp pháp để thực hiện việc giám định tài sản.
- Chi phí bán đấu giá tài sản:
+ Phí bán đấu giá theo quy định và các chi phí thực tế, hợp lý cho việc bán đấu giá trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền cho tổ chức bán đấu giá tài tài sản.
+ Tiền thuê địa điểm, phương tiện phục vụ tổ chức bán đấu giá, niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức tiến hành bán đấu giá tài sản để thi hành án.
d) Chi phí cho việc thuê, trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản; chi phí thuê nhân công và khoản chi phục vụ cho việc xây ngăn, phá dỡ; chi thuê đo đạc, xác định mốc giới để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án.
đ) Chi phí cho việc tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu:
- Chi thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ, thuê địa điểm và các khoản chi phí thực tế hợp pháp khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ, tài liệu.
e) Chi bồi dưỡng cho Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương, đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và một số đối tượng khác trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự và bảo vệ cưỡng chế.
2. Người được thi hành án phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sau đây:
a) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự đối với trường hợp người được thi hành án có đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án, người được thi hành án chịu các chi phí:
- Chi tiền công tác phí cho các đối tượng tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án.
- Chi bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia vào quá trình xác minh điều kiện thi hành án.
- Các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc xác minh điều kiện thi hành án.
b) Chi phí định giá lại tài sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá.
c) Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ.
Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó.
3. Ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án, bao gồm:
a) Chi phí họp bàn cưỡng chế do Chấp hành viên tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi tiến hành cưỡng chế.
b) Chi phí cho việc bố trí phiên dịch, biên dịch trong trường hợp đương sự là người dân tộc thiểu số của Việt Nam mà không biết tiếng Việt và trường hợp đương sự là người nước ngoài.
c) Chi phí định giá lại tài sản quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này trong trường hợp có vi phạm quy định về định giá theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Thi hành án dân sự.
d) Phí, chi phí bán đấu giá tài sản tài sản không thành theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ.
đ) Chi phí xác minh điều kiện thi hành án quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch này trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự.
e) Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án, người được thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ.
g) Chi phí cưỡng chế trong trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án. Bộ Tư pháp quy định cụ thể đối với các trường hợp này.
h) Chi phí khi đang tiến hành tổ chức cưỡng chế nhưng phải ngừng, đình chỉ vì các lý do sau:
- Do sự kiện bất khả kháng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ;
- Trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 50 Luật Thi hành án dân sự.
Đối với các trường hợp tạm ngừng, đình chỉ vì các lý do chủ quan của người được thi hành án hoặc người phải thi hành án thì chi phí cưỡng chế thi hành án đến thời điểm tạm ngừng, đình chỉ do đối tượng gây tạm ngừng, đình chỉ chịu.
i) Các khoản chi cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, tài liệu của người phải thi hành án trong trường hợp người thi hành án được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp không thu được tiền của người phải thi hành án.
k) Toàn bộ chi phí cưỡng chế và chi phí định giá, định giá lại tài sản đã thực hiện nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ toàn bộ quá trình cưỡng chế.
Điều 3. Mức chi cưỡng chế thi hành án:
1. Chi cho các thành viên tham gia họp bàn cưỡng chế thi hành án, các thành viên họp định giá và định giá lại giá tài sản:
a) Chủ trì: 100.000 đồng/người/ngày;
b) Thành viên: 70.000 đồng/người/ngày.
2. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
a) Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát, dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương trực tiếp tham gia cưỡng chế thi hành án:
- Người chủ trì: mức 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế;
- Đối tượng khác: mức 70.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
b) Đại diện tổ dân phố, trưởng thôn, già làng, trưởng bản và các đối tượng khác được huy động tham gia cưỡng chế thi hành án dân sự trong trường hợp cần thiết: mức 70.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
3. Chi bồi dưỡng cho những người trực tiếp thực hiện thông báo cưỡng chế thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; những người trực tiếp thực hiện quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ, thu giữ tài sản, giấy tờ:
- Chấp hành viên, công chức khác làm công tác thi hành án, kiểm sát viên, cảnh sát: Mức 50.000 đồng/người/ngày.
- Dân quân tự vệ, đại diện chính quyền địa phương và các đối tượng khác: Mức 70.000 đồng/người/ngày.
4. Chi công tác phí cho các đối tượng đi xác minh điều kiện thi hành án: Thực hiện theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Chi thuê phiên dịch:
- Phiên dịch tiếng dân tộc: Tối đa 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính.
- Phiên dịch tiếng nước ngoài: Thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
6. Các chi phí: Thuê phương tiện, thiết bị bảo vệ cưỡng chế; chi phí phòng cháy, nổ; thuê địa điểm, phương tiện để tổ chức bán đấu giá; phí thẩm định giá; phí bán đấu giá; thuê trông coi, bảo quản tài sản; chi phí bốc dỡ, vận chuyển tài sản và các khoản chi khác có liên quan đến việc cưỡng chế thi hành án được thực hiện căn cứ theo hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định và được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt.
Điều 4. Về tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án khi chưa thu được của các đương sự
1. Tạm ứng chi phí tổ chức cưỡng chế thi hành án:
a) Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án, người được thi hành án nộp hoặc được khấu trừ vào tiền bán đấu giá tài sản đã bị kê biên hoặc khấu trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang cho người khác giữ, thuê, vay, mượn, sửa chữa.
Trong khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải thi hành án, người được thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện ứng trước kinh phí cho các Chấp hành viên để tổ chức cưỡng chế thi hành án từ nguồn dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
b) Ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí trong dự toán của cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án. Mức bố trí cụ thể cho từng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp giao sau khi thống nhất với Bộ Tài chính trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thủ tục Chấp hành viên tạm ứng và hoàn tạm ứng kinh phí cưỡng chế thi hành án:
a) Tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án:
Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, Chấp hành viên phải lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt kế hoạch cưỡng chế thi hành án (trừ trường hợp phải cưỡng chế ngay). Kế hoạch cưỡng chế gồm các nội dung theo quy định tại Điều 72 Luật Thi hành án dân sự: biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; lực lượng tham gia (số lượng người, thành phần tham gia); dự toán chi phí phục vụ cho cưỡng chế.
Dự toán chi phục vụ cưỡng chế được lập căn cứ vào nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 2, Điều 3 Thông tư liên tịch này và thông báo cho đương sự biết trước ngày tiến hành cưỡng chế theo quy định tại Điều 39, 40, 41, 42, 43 của Luật Thi hành án dân sự.
Trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, Chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
Hồ sơ, biểu mẫu về tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
b) Hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án:
Khi xử lý tài sản hoặc thu được tiền của người phải thi hành án, người được thi hành án, Chấp hành viên phải làm thủ tục hoàn trả ngay các khoản tiền đã tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án trước đó cho cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự.
Cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các đối tượng phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án để thu hồi kinh phí đã tạm ứng. Cuối quý, năm, cơ quan thi hành án dân sự tổng hợp báo cáo việc sử dụng kinh phí tạm ứng tổ chức cưỡng chế thi hành án (số kinh phí đã tạm ứng, số kinh phí đã thu hồi được; số kinh phí tạm ứng chưa thu hồi, nguyên nhân chưa thu hồi...) với cơ quan quản lý cấp trên. Bộ Tư pháp tổng hợp, gửi Bộ Tài chính cùng với báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
Hồ sơ và biểu mẫu hoàn tạm ứng chi phí cưỡng chế và thanh toán tiền thi hành án đã được quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Điều 5. Lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án
Việc lập dự toán, chấp hành, quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước chi thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thông tư liên tịch này hướng dẫn cụ thể thêm một số điểm sau:
1. Lập dự toán:
Hàng năm, trên cơ sở số kinh phí tạm ứng cưỡng chế đã bố trí trong dự toán chi ngân sách của các cơ quan thi hành án dân sự từ những năm trước được chuyển sang để tiếp tục thực hiện, các cơ quan thi hành án dân sự lập dự toán kinh phí thực hiện cưỡng chế thi hành án, trong đó tách riêng làm hai phần:
a) Kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án khi chưa thu được của các đương sự: Lập dự toán kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án trong các trường hợp do chia tách tỉnh, huyện; phần kinh phí đã tạm ứng cưỡng chế nhưng không có khả năng thu hồi của người phải thi hành án, người được thi hành án hoặc một số trường hợp đặc biệt khác cần phải tăng hoặc giảm mức tạm ứng ban đầu gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm theo quy định.
b) Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Chấp hành dự toán, quyết toán:
a) Phân bổ dự toán: Trên cơ sở kinh phí thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế thi hành án đã được bố trí trong dự toán hàng năm, Bộ Tư pháp phân bổ và giao kinh phí ngân sách để tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án cho các cơ quan thi hành án dân sự vào phần kinh phí không thực hiện tự chủ sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
b) Điều chỉnh dự toán: Trong trường hợp xét thấy cần điều chỉnh dự toán kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án của các cơ quan thi hành án dân sự đã được giao, Bộ Tư pháp quyết định điều chỉnh phân bổ dự toán giữa các cơ quan thi hành án dân sự trong phạm vi nguồn kinh phí tạm ứng cưỡng chế thi hành án đã được ngân sách nhà nước giao.
c) Kinh phí bố trí tạm ứng chi cưỡng chế thi hành án được chuyển sang năm sau tiếp tục thực hiện.
d) Việc quyết toán kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 68/2006/TTLT-BTC-BTP ngày 26/7/2006 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính về kinh phí tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự.
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm công khai thủ tục hành chính và đánh giá tác động quy định về thủ tục hành chính quy định trong Thông tư liên tịch.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp để nghiên cứu giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đức Chính
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW;
- TTgCP và các phó TTgCP;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- VP Ban Chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở TC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tư pháp các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính; Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp;
- Lưu : VT BTC, BTP.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

Những điểm mới của Thông tư số 22/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự


Ngày 02 tháng 12 năm 2011 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự - sau đây xin gọi là Thông tư số 22/2011/TT-BTP (có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2012, thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự- sau đây xin gọi là Thông tư số 06/2007/TT-BTP).

Về bố cục, Thông tư số 22/2011/TT-BTP cơ bản kế thừa Thông tư số 06/2007/TT-BTP (gồm 6 nội dung nay được quy định tại 6 chương). Tuy nhiên để phù hợp với Luật Thi hành án dân sự và các văn bản liên quan, phù hợp với thực tiễn công tác thi hành án dân sự, Thông tư số 22/2011/TT-BTP sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 06/2007/TT-BTP và có nhiều quy định mới, cụ thể:
1. Về lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án    
Các loại Sổ thi hành án cơ bản giữ nguyên nội dung như Thông tư 06/2007/TT-BTP, bổ sung thêm 3 loại sổ mới: Sổ ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, huỷ quyết định thi hành án; Sổ theo dõi chuyển giao quyết định thi hành án cho trại giam, trại tạm giam; Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính; đồng thời bỏ hai loại sổ là "Sổ theo dõi ra quyết định thi hành án, quyết định tiếp tục thi hành án" (Vì nội dung theo dõi ra quyết định thi hành án đã được ghi nhận ở Sổ thụ lý thi hành án; nội dung theo dõi quyết định tiếp tục thi hành án được bổ sung vào Sổ ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, tiếp tục thi hành án" ) và bỏ "Sổ theo dõi ra quyết định kết thúc thi hành án" (Luật Thi hành án dân sự không quy định việc ra quyết định kết thúc thi hành án).
Về việc sắp xếp tài liệu trong hồ sơ thi hành án: thực tế khi thực hiện theo Thông tư 06/2007/TT-BTP, nhiều cơ quan Thi hành án xếp tài liệu theo hướng từ dưới lên, để khắc phục hạn chế này Thông tư số 22/2011/TT-BTP  quy định: "Việc sắp xếp tài liệu phải thể hiện tại trang 03 của bìa hồ sơ thi hành án (Danh mục tài liệu), từ bút lục số 01 rồi đến các bút lục tiếp theo". 
Về thứ tự đánh dấu bút lục, theo Thông tư 06/2007/TT-BTP: "mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục (riêng bản án, quyết định của Toà án chỉ đánh một bút lục)" nhưng lại quy định: "Bút lục 01 là quyết định thi hành án, bút lục 02 là bản án, quyết định...". Quy định trên sẽ dẫn đến bất cập là nếu quyết định thi hành án có nhiều tờ và mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục thì bút lục 02 không thể là bản án, quyết định được. Khắc phục hạn chế này và để chặt chẽ trong quá trình lập, sử dụng hồ sơ, Thông tư số 22/2011/TT-BTP  quy định: "Mỗi tờ tài liệu được đánh một bút lục (riêng bản án, quyết định của Toà án chỉ đánh một số bút lục; trường hợp có nhiều bản án, quyết định thì mỗi bản án, quyết định đánh một bút lục). ”
Để việc lưu trữ sổ sách, hồ sơ thi hành án chặt chẽ hơn và để tăng cường trách nhiệm của Chấp hành viên, Thông tư số 22/2011/TT-BTP  quy định thêm việc Chấp hành viên phải lập bảng thống kê đầy đủ các tài liệu và số bút lục có trong hồ sơ, ký, ghi rõ họ tên trước khi chuyển cho Thẩm tra viên kiểm tra, ký xác nhận vào phía dưới góc phải của bảng thống kê để Thủ trưởng cơ quan thi hành án phê duyệt đưa vào lưu trữ; việc chuyển giao hồ sơ cho cán bộ lưu trữ phải được lập biên bản, ghi rõ số lượng hồ sơ đưa vào lưu trữ kèm theo danh mục hồ sơ được giao.
2. Về giao nhận, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ.
Nội dung này của Thông tư 06/2007/TT-BTP phần lớn đã được luật hoá trong Luật Thi hành án dân sự; vì vậy, đối với những nội dung đã luật hoá thì Thông tư mới không quy định mà chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung những nội dung khác cho phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về thời điểm giao nhận vật chứng tài sản, Thông tư số 22/2011/TT-BTP quy định phù hợp với Khoản 2 Điều 75 Bộ Luật tố tụng hình sự và quy định tại Thông tư 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005, cụ thể: Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc cơ quan Điều tra chuyển giao kể từ khi Viện Kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng từ kho của cơ quan Công an hoặc kho của cơ quan Điều tra trong quân đội sang kho vật chứng của cơ quan Thi hành án ".
Để tạo sự thống nhất và dễ dàng thực hiện cho cơ quan thi hành án dân sự trong việc nhập, xuất kho, Thông tư số 22/2011/TT-BTP bổ sung thêm Phụ lục IV quy định biểu mẫu của Lệnh nhập kho, Lệnh xuất kho.
Đối với việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản, trước đây, TT 06/2007/TT-BTP quy định biên bản tiêu huỷ phải gửi cho Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp và lưu hồ sơ thi hành án thì nay để giảm bớt thủ tục vì không cần thiết, Thông tư mới không quy định phải gửi cho Toà án vì thành phần Hội đồng tiêu huỷ không có đại diện của Toà án.
Từ thực tiễn thi hành án, Thông tư số 22/2011/TT-BTP bổ sung việc xử lý đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự được bản án, quyết định tuyên trả lại đương sự nhưng họ không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó nhưng cơ quan ban hành giấy tờ đó lại ở nước ngoài. Cụ thể: Trường hợp cơ quan ban hành giấy tờ ở nước ngoài thì thực hiện tương trợ tư pháp. Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo được dịch ra ngôn ngữ theo quy định tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp và gửi tới Vụ Pháp luật Quốc tế- Bộ Tư pháp đề nghị uỷ thác cho cơ quan có thẩm quyền; đồng thời bổ sung quy định về trường hợp cơ quan thi hành án nộp tiền thay đương sự và số tiền đó nằm trong cùng số tiền của nhiều đương sự khác thì phải có bảng kê ghi họ tên các đương sự kèm theo giấy nộp tiền.
3. Về hoạt động thu, chi tiền thi hành án.
Trước đây Thông tư 06/2007/TT-BTP hướng dẫn việc thu chi tiền thi hành án theo quy định tại Chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án ban hành kèm theo Quyết định số 572/2004/QĐ-BTP ngày 25/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tuy nhiên hiện nay, Thông tư số 91/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự thay thế Quyết định số 572/2004/QĐ-BTP. Đối với những nội dung đã được quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC, Thông tư số 22/2011/TT-BTP không nêu lại mà chỉ hướng dẫn những vấn đề mà Thông tư số 91/2010/TT-BTC không quy định; đồng thời, hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn một số nội dung liên quan đến hoạt động thu chi tiền thi hành án như cách ghi biên lai, cách nộp và chi trả tiền thi hành án…
Đối với các khoản tiền tồn đọng, trước đây TT 06/2007/TT-BTP quy định cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào Ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, nay Thông tư số 22/2011/TT-BTP  quy định gửi theo kỳ hạn 1 tháng. Hết thời hạn 1 tháng nếu đương sự không đến nhận tiền thì Cơ quan Thi hành án không rút số tiền đó cho đến khi đương sự đến nhận tiền. Thông tư cũng quy định mới về việc cơ quan thi hành án phải mở tài khoản tại ngân hàng để gửi đối với  khoản tiền không đủ điều kiện để mở sổ tiết kiệm (ví dụ khoản tiền dưới 500.000đồng).
4. Về chế độ kiểm tra công tác thi hành án
Kế thừa những nội dung hợp lý của Thông tư 06/2007/TT-BTP, Thông tư số 22/2011/TT-BTP quy định chi tiết hơn và bổ sung một số nội dung như: căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra; nguyên tắc kiểm tra; phương thức kiểm tra; kết luận kiểm tra. 
5. Về chế độ thông tin, báo cáo về thi hành án
Nhiều nội dung của chương này đã được quy định tại các văn bản pháp luật khác (ví dụ: báo cáo thống kê được thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê; báo cáo tài chính kế toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính kế toán); vì vậy, Thông tư số 22/2011/TT-BTP không nêu lại mà chỉ hướng dẫn những nội dung cần thiết của chế độ thông tin, báo cáo về thi hành án như nguyên tắc thông tin, báo cáo về thi hành án; các loại báo cáo trong thi hành án; nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức thực hiện các báo cáo; trách nhiệm trong việc thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo...
Với việc ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02 tháng 12 năm 2011, tin tưởng rằng sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc tồn tại khi thực hiện các thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự, đồng thời giúp các cơ quan thi hành án dân sự địa phương thực hiện thống nhất và dễ dàng hơn.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Thông báo về việc đặt mẫu sổ theo quy định mới


TỔNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

CỤC THADS TỈNH NGHỆ AN

Số:  20 /CTHADS-VP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày 06 tháng 01 năm 2012

    V/v triển khai thực hiện Thông tư số 22/TT-BTP
     ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp  

Kính gửi:
-         Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thị xã, thành phố Vinh.
-         Trưởng các Phòng chuyên môn thuộc Cục.

          Ngày 02 tháng 12 năm 2011, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 22/2011/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05/7/2007 của Bộ Tư pháp. Để triển khai kịp thời nội dung của Thông tư, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đề nghị các đồng chí Chi cục trưởng, Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Cục thực hiện một số nội dung sau:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt nghiêm túc, đầy đủ nội dung Thông tư số 22/2011/TT-BTP đến toàn thể cán bộ, công chức trong đơn vị để áp dụng ngay khi Thông tư có hiệu lực (từ ngày 20/01/2012).
2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh sẽ đặt in các loại sổ sách, bìa hồ sơ thi hành án, Lệnh xuất nhập kho và dấu bút lục theo mẫu biểu kèm theo Thông tư nhằm thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh. Vì vậy, yêu cầu các đơn vị đăng ký nhu cầu, số lượng để kịp thời đặt in. (Đăng ký của các đơn vị gửi về Cục chậm nhất trước ngày 11/01/2012 và địa chỉ mail: nhungntc.nan@moj.gov.vn).  
          3. Các cơ quan Thi hành án dân sự trong tỉnh tiến hành rà soát lại các loại sổ sách, khóa sổ để chuyển sang sổ mới ngay sau khi được cấp phát. Đối với hồ sơ thi hành án được thụ lý từ ngày 20/01/2012 trở về trước đã cũ nát, ố nhàu, cán bộ, chấp hành viên phụ trách hồ sơ phải tiến hành thay lại bìa và ghi chép, phản ánh đầy đủ nội dung của bìa hồ sơ cũ vào bìa mới theo quy định.
          Đây là nội dung hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của các đơn vị và thường xảy ra sai sót, vì vậy yêu cầu các đơn vị triển khai đầy đủ, nghiêm túc, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong toàn tỉnh./.
(Văn phòng gửi Thông tư vào hộp thư điện tử của các đơn vị)
Nơi nhận:
- Như trên; (để thực hiện)      
- Cục trưởng; (để báo cáo)
- Kế toán nghiệp vụ;
- Lưu: VT, TH.
KT.CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG


(Đã ký)



 Đào Quang Trung

 Chú ý: Đ/c Lịch kiểm tra các loại sổ sách, phối hợp với Kế toán dự trù nhu cầu để đăng ký theo đúng thời hạn



Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Happy new year

Thông tư 22/2011/TT-BTP Hướng dẫn thủ tục hành chính trong THA


BỘ TƯ PHÁP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 22/2011/TT-BTP
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2011

THÔNG TƯ
 Hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong
quản lý hành chính về thi hành án dân sự


 
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;
Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự như sau:
Chương I
LẬP, SỬ DỤNG, BẢO QUẢN VÀ LƯU TRỮ SỔ,
HỒ SƠ THI HÀNH ÁN
Điều 1. Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
1. Cơ quan thi hành án dân sự phải lập đầy đủ 18 loại sổ về thi hành án theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục I của Thông tư này, gồm:
Mẫu 01: Sổ nhận bản án, quyết định của Toà án; Trọng tài hoặc Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh (gọi chung là Sổ nhận bản án, quyết định);
Mẫu 02: Sổ nhận đơn yêu cầu thi hành án;
Mẫu 03: Sổ thụ lý thi hành án (chủ động, theo đơn);
Mẫu 04: Sổ ra quyết định thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định thi hành án;
Mẫu 05: Sổ nhận đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án;
Mẫu 06: Sổ công văn đến;
Mẫu 07: Sổ công văn đi;
Mẫu 08: Sổ theo dõi vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ;
Mẫu 09: Sổ ra quyết định ủy thác thi hành án;
Mẫu 10: Sổ nhận ủy thác thi hành án;
Mẫu 11: Sổ ra quyết định hoãn, tạm đình chỉ thi hành án, tiếp tục thi hành án;
Mẫu 12: Sổ miễn, giảm thi hành án;
Mẫu 13: Sổ ra quyết định đình chỉ, trả lại đơn yêu cầu thi hành án;
Mẫu 14: Sổ ra quyết định cưỡng chế thi hành án;
Mẫu 15: Sổ quản lý hồ sơ đưa vào lưu trữ;
Mẫu 16: Sổ ra quyết định thu phí thi hành án;
Mẫu 17: Sổ theo dõi chuyển giao quyết định thi hành án cho trại giam, trại tạm giam;                 
Mẫu 18: Sổ theo dõi, quản lý thi hành án hành chính.
Ngoài ra cơ quan thi hành án có thể lập thêm các loại sổ khác để đáp ứng yêu cầu theo dõi, quản lý hoạt động thi hành án.
Việc theo dõi các quyết định về thi hành án gửi cho Sở Tư pháp (theo quy định tại Điều 20 Luật Lý lịch tư pháp) được ghi nhận tại cột “Ghi chú” của các sổ tương ứng.
Hệ thống sổ kế toán thi hành án thực hiện theo mẫu quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Bộ Tài chính.
Đối với cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thì phải lập thêm Sổ theo dõi ra quyết định rút hồ sơ thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
2. Việc sử dụng và bảo quản sổ thi hành án thực hiện như sau:
Tất cả các loại sổ thi hành án được in trên khổ giấy A3, bìa cứng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Trang ruột của sổ được đánh số thứ tự từng trang tại góc phía dưới, bên phải; đóng dấu giáp lai đầy đủ và được bảo quản cẩn thận. Tên sổ, số sổ phải thể hiện trên trang bìa quy định tại Phụ lục I Thông tư này và thể hiện trên gáy sổ để dễ theo dõi, sử dụng. Sổ thi hành án được sử dụng cho một hoặc nhiều năm. Năm sử dụng được viết to, đậm, rõ ở trang đầu tiên của các trang theo dõi năm đó. Thủ trưởng cơ quan thi hành án xác nhận tổng số trang ở trang đầu của sổ, thời gian sử dụng sổ (từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm), ký tên và đóng dấu cơ quan thi hành án. Khi chuyển sổ phải ghi số thứ tự sổ trên trang bìa.
Sổ thi hành án phải được ghi chép sạch sẽ, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo các cột mục đã được in trong sổ và không được tẩy xoá, sửa chữa tuỳ tiện. Trong trường hợp cần sửa chữa thì phải gạch bỏ phần nội dung sai sót, nhầm lẫn đó và Thủ trưởng cơ quan thi hành án ký, đóng dấu và chịu trách nhiệm.
Định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm công tác, cơ quan thi hành án phải thực hiện kết sổ. Việc kết sổ thực hiện bằng cách dùng bút mực khác màu gạch một đường ngang trên trang giấy tại dòng kẻ phía dưới liền kề với số thứ tự cuối cùng của kỳ kết sổ. Nội dung kết sổ phải được phản ánh theo đúng các cột mục hướng dẫn của sổ, có chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án. Riêng đối với sổ kế toán thi hành án, Sổ theo dõi vật chứng, tài sản bị kê biên, tạm giữ, ngoài chữ ký của người kết sổ và xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thi hành án còn phải có chữ ký của những người có trách nhiệm liên quan như kế toán, thủ kho, thủ quỹ.
Điều 2. Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án
1. Lập hồ sơ thi hành án
a) Quyết định thi hành án là căn cứ để Chấp hành viên lập hồ sơ thi hành án. Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Chấp hành viên phải lập hồ sơ thi hành án.
Hồ sơ thi hành án phải thể hiện toàn bộ quá trình tổ chức thi hành án của Chấp hành viên đối với việc thi hành án. Chấp hành viên phải ghi chép các công việc và lưu giữ tất cả các tài liệu đã và đang thực hiện vào hồ sơ thi hành án gồm: bản án, quyết định; các biên bản bàn giao, xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản xác minh, biên bản giải quyết việc thi hành án (có chữ ký của các đương sự vào tất cả các trang biên bản); giấy báo; giấy triệu tập; giấy mời; các đơn yêu cầu, khiếu nại về thi hành án; các biên lai, phiếu thu, phiếu chi; các tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản để thi hành án; các công văn, giấy tờ của cơ quan thi hành án, các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án, như: công văn xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án; công văn trao đổi với cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình thi hành án; công văn yêu cầu chuyển tiền, tang vật còn thiếu hoặc chưa chuyển giao cho cơ quan thi hành án và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan.
b) Hồ sơ thi hành án phải có bìa in theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục II của Thông tư này.
Chấp hành viên có trách nhiệm ghi đầy đủ, chi tiết nội dung các mục đã in trên bìa hồ sơ.
Trường hợp bìa hồ sơ đã cũ, nát, ố nhàu thì được thay thế bằng bìa hồ sơ mới. Bìa hồ sơ mới phải ghi đầy đủ các cột mục, nội dung của bìa hồ sơ cũ.
c) Các tài liệu có trong hồ sơ thi hành án phải được sắp xếp cẩn thận, đánh số bút lục và liệt kê đầy đủ vào bảng danh mục in trên bìa hồ sơ thi hành án.
Chấp hành viên phải liệt kê và sắp xếp tài liệu theo thứ tự bắt đầu từ bút lục s 01 cho đến bút lục cuối cùng.
Cơ quan thi hành án thực hiện khắc dấu bút lục để sử dụng theo mẫu thống nhất tại Phụ lục III của Thông tư này. Việc quản lý và sử dụng dấu bút lục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng dấu.
2. Thứ tự đánh số bút lục và sắp xếp tài liệu của hồ sơ thi hành án
a) Các bút lục được đánh số theo phương pháp tịnh tiến về số và thứ tự từng tờ tài liệu có trong hồ sơ. Bút lục được đánh số một lần. Số bút lục được đánh vào góc phải, phía trên, mặt trước của từng tờ tài liệu và phải được đánh ngay sau khi có tài liệu của hồ sơ thi hành án. Mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục (riêng bản án, quyết định chỉ đánh một bút lục; trường hợp có nhiều bản án, quyết định thì mỗi bản án, quyết định đánh một số bút lục). Số bút lục được đánh ngay sau khi tiếp nhận tài liệu theo trình tự thời gian tiếp nhận tài liệu. Trường hợp tại một thời điểm tiếp nhận nhiều tài liệu liên quan đến vụ việc thì tài liệu được đánh số bút lục theo thứ tự ngày tháng của tài liệu.
b) Tài liệu trong hồ sơ được xếp theo thứ tự sau:
 Đối với trường hợp thi hành án chủ động: tài liệu thứ nhất là quyết định thi hành án; tài liệu thứ hai là bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án đưa ra thi hành. Đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu: tài liệu thứ nhất là quyết định thi hành án; tài liệu thứ hai là đơn yêu cầu thi hành án; tài liệu thứ ba là bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án đưa ra thi hành.
Các tài liệu tiếp theo (nếu có) được sắp xếp theo thứ tự thời điểm cơ quan thi hành án có được tài liệu.
Việc sắp xếp tài liệu phải thể hiện tại trang 03 của bìa hồ sơ thi hành án (Danh mục tài liệu), từ bút lục số 01 rồi đến các bút lục tiếp theo.
Ví dụ:
Loại
hồ sơ
Tài liệu
Đánh số bút lục
Sắp xếp trong hồ sơ
Hồ sơ thi hành án chủ động
- Quyết định thi hành án (gồm 03 tờ, 05 trang);
- Bản án của Toà án (gồm 50 tờ);
- Các tài liệu khác.
- Quyết định thi hành án: bút lục số 01, 02, 03;
- Bản án: bút lục số 04;

- Các tài liệu khác: từ bút lục số 05 trở đi.
Theo thứ tự tăng dần của số bút lục (01, 02, 03, ...)
Hồ sơ thi hành án theo đơn yêu cầu
- Quyết định thi hành án (gồm 04 tờ, 08 trang);
- Đơn yêu cầu thi hành án (gồm 02 tờ, 03 trang);
- Bản án của Toà án (gồm 50 tờ);
- Các tài liệu khác.
- Quyết định thi hành án: bút lục số 01, 02, 03, 04;
- Đơn yêu cầu thi hành án: bút lục số 05, 06;
- Bản án: bút lục số 07;

- Các tài liệu khác: từ bút lục số 08 trở đi.
Điều 3. Lưu trữ sổ, hồ sơ thi hành án
1. Trước khi đưa hồ sơ vào lưu trữ, cơ quan thi hành án phải thực hiện việc kiểm tra, sắp xếp, hoàn tất các thủ tục để bảo đảm hồ sơ đầy đủ, chặt chẽ.
2. Sau khi kết thúc việc thi hành án, Chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành vụ việc phải kiểm tra lại các tài liệu có trong hồ sơ; lập bảng thống kê đầy đủ các tài liệu và số bút lục có trong hồ sơ; ký, ghi rõ họ tên và chuyển cho Thẩm tra viên kiểm tra, ký xác nhận vào phía dưới góc phải của bảng thống kê để Thủ trưởng cơ quan thi hành án phê duyệt đưa vào lưu trữ.      
Thủ trưởng cơ quan thi hành án ghi vào phía dưới góc phải trang 01 của bìa hồ sơ: cho lưu trữ kể từ ngày, tháng, năm; ký tên và đóng dấu. Sau đó hồ sơ được chuyển cho cán bộ lưu trữ. Việc chuyển giao hồ sơ cho cán bộ lưu trữ phải lập thành biên bản và ghi rõ số lượng hồ sơ đưa vào lưu trữ, kèm theo Danh mục hồ sơ chuyển giao.
3. Việc lưu trữ và bảo quản, sử dụng hồ sơ đã đưa vào lưu trữ, thời hạn lưu trữ được thực hiện theo quy định pháp luật về lưu trữ.
Cán bộ lưu trữ hồ sơ thi hành án phải vào sổ Quản lý hồ sơ đưa vào lưu trữ, ghi đầy đủ các cột, mục của sổ; sắp xếp hồ sơ vào kho lưu trữ theo trình tự khoa học, đảm bảo thuận lợi cho việc kiểm tra, bảo quản. Trường hợp cần rút hồ sơ lưu trữ ra khỏi kho lưu trữ để phục vụ công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nghiên cứu khoa học và các yêu cầu khác thì phải có sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan thi hành án.
4. Định kỳ hàng năm, cơ quan thi hành án phải tiến hành rà soát, phân loại sổ, hồ sơ thi hành án theo quy định của pháp luật.         
Chương II
GIAO NHẬN, BẢO QUẢN, XỬ LÝ VẬT CHỨNG,
TÀI SẢN BỊ KÊ BIÊN, TẠM GIỮ
Điều 4. Giao nhận vật chứng, tài sản
1. Cơ quan thi hành án chịu trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản vật chứng, tài sản do cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra trong quân đội chuyển giao kể từ khi Viện kiểm sát có quyết định chuyển vật chứng từ kho của cơ quan Công an hoặc kho của cơ quan điều tra trong quân đội sang kho vật chứng của cơ quan thi hành án.
2. Thủ tục giao, nhận vật chứng, tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 122, 123 Luật Thi hành án dân sự. Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản phải được lập thành 04 bản; bên giao, bên nhận mỗi bên giữ một bản, kế toán bên nhận giữ một bản và một bản lưu hồ sơ thi hành án. Trong trường hợp chưa có hồ sơ thi hành án thì một bản tạm lưu tại kế toán thi hành án.
Điều 5. Bảo quản vật chứng, tài sản
1. Vật chứng, tài sản tạm giữ phải được bảo quản nghiêm ngặt; có sổ ghi chép rõ ràng, đầy đủ.
Vật chứng, tài sản để trong kho phải sắp xếp gọn gàng, khoa học, có dán nhãn (thẻ kho) ghi rõ họ tên của chủ sở hữu tài sản, tên của vụ án gắn vào từng loại tài sản để tránh nhầm lẫn, mất mát, hư hỏng, giảm hoặc mất giá trị sử dụng, giá trị chứng minh hoặc gây ô nhiễm môi trường, gây nguy hại cho tài sản Nhà nước, tổ chức, cá nhân và tính mạng, sức khoẻ của con người.
Vật chứng do cơ quan điều tra chuyển giao nhưng vụ án chưa xét xử xong thì phải sắp xếp, bảo quản riêng, không để lẫn lộn với số vật chứng, tài sản của các vụ việc đã có quyết định thi hành án.
2. Thủ kho chỉ được nhập, xuất vật chứng, tài sản khi có lệnh của Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc của người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án ủy quyền. Lệnh nhập, xuất kho phải theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục IV của Thông tư này. Khi nhập hoặc xuất kho, thủ kho có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhập, xuất và các giấy tờ cần thiết của người đến giao, nhận vật chứng, tài sản. Mỗi lần nhập, xuất vật chứng, tài sản phải có phiếu nhập, xuất kho thi hành án. Phiếu nhập, xuất kho phải ghi rõ số, giờ, ngày, tháng, năm nhập, xuất; họ tên, chức vụ của người ra lệnh nhập, xuất; lý do nhập, xuất; số lượng, chủng loại, tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản; có đầy đủ họ tên, chữ ký của bên giao, bên nhận, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án ủy quyền, kế toán và thủ kho thi hành án.
3. Trường hợp vật chứng cần trích xuất để phục vụ cho hoạt động tố tụng, thì cơ quan yêu cầu trích xuất phải có văn bản gửi cơ quan thi hành án. Căn cứ đề nghị của cơ quan đề nghị trích xuất, Thủ trưởng cơ quan thi hành án quyết định việc xuất kho để chuyển giao cho cơ quan yêu cầu. Cơ quan yêu cầu trích xuất vật chứng phải đến nhận vật chứng tại kho của cơ quan thi hành án và chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản trong quá trình sử dụng vật chứng đó. Việc giao nhận vật chứng sau khi trích xuất sử dụng phục vụ cho hoạt động tố tụng được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 của Thông tư này.
Trường hợp số lượng vật chứng, tài sản quá lớn, không thể bố trí bảo quản tại cơ quan thi hành án thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thi hành án có thể tiếp tục ký hoặc ký mới hợp đồng thuê cơ quan, đơn vị có điều kiện bảo quản (ví dụ: tài sản bị kê biên, tạm giữ là ô tô, tàu thuyền... trước đó đã được cơ quan điều tra ký hợp đồng gửi giữ ở một tổ chức, cá nhân nào đó thì cơ quan thi hành án có thể tiếp tục ký hợp đồng với các cơ quan, tổ chức đó hoặc ký hợp đồng thuê cơ quan, tổ chức khác).
Định kỳ hàng quý, 06 tháng và năm cơ quan thi hành án phải thực hiện chế độ kiểm kê kho bảo quản vật chứng, tài sản. Việc kiểm kê vật chứng, tài sản phải được lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng năm kiểm kê; tên, số lượng và tình trạng của từng loại vật chứng, tài sản, có chữ ký của kế toán, thủ kho và Thủ trưởng cơ quan thi hành án.
Người được giao trách nhiệm bảo quản vật chứng, tài sản hoặc các cơ quan tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện vật chứng, tài sản bị mất mát, hư hỏng hoặc thay đổi hiện trạng niêm phong phải kịp thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan thi hành án để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ
1. Việc xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 124 Luật Thi hành án dân sự 2008; Điều 18 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự; Thông tư số 166/2009/TT-BTC ngày 18 tháng 08 năm 2009 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.
Biên bản giao, nhận vật chứng, tài sản tạm giữ phải lập thành 04 bản; bên giao, bên nhận mỗi bên giữ một bản, một bản giao kế toán lưu giữ và một bản lưu hồ sơ thi hành án.
2. Đối với vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu hủy theo bản án, quyết định; tài sản không bán được hoặc bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự; tài sản của người phải thi hành án trong trường hợp cưỡng chế trả nhà, giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất nhưng bị hư hỏng và không còn giá trị sử dụng mà đương sự không nhận hoặc không xác định được địa chỉ, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản đó theo quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án dân sự, Điều 19 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009. Khi tiêu hủy vật chứng, tài sản phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của vật chứng, tài sản tiêu hủy, có họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng tiêu hủy; biên bản phải gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan tài chính cùng cấp và lưu hồ sơ thi hành án.
3. Đối với giấy tờ liên quan đến tài sản, nhân thân của đương sự được bản án, quyết định tuyên trả lại cho đương sự, hết thời hạn 01 năm kể từ ngày thông báo, nếu đương sự không đến nhận, Chấp hành viên làm thủ tục chuyển giao cho cơ quan đã ban hành giấy tờ đó theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật Thi hành án dân sự. Trường hợp cơ quan ban hành giấy tờ đó ở nước ngoài thì thực hiện tương trợ tư pháp. Văn bản yêu cầu tương trợ tư pháp và các tài liệu kèm theo được dịch ra ngôn ngữ quy định tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp và gửi tới Vụ Pháp luật Quốc tế - Bộ Tư pháp đề nghị ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền.
4. Trường hợp quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu vật chứng, tài sản tạm giữ đã được thi hành nhưng sau đó phát hiện có sai lầm và đã có quyết định hủy bỏ quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu thì cơ quan thi hành án phải phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính cấp tỉnh nơi cơ quan thi hành án cấp quân khu có trụ sở để làm thủ tục hoàn trả lại số tiền, tài sản đã nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 124 Luật Thi hành án dân sự. Hồ sơ hoàn trả gồm:
a) Công văn đề nghị hoàn trả án phí, tiền phạt, vật chứng, tài sản;
b) Các quyết định về án phí, phạt tiền, tịch thu vật chứng, tài sản và các quyết định không phải nộp án phí, tiền phạt, vật chứng, tài sản có liên quan đến khoản tiền, tài sản được hoàn trả (trong quyết định không phải nộp cần ghi rõ quyết định này thay thế quyết định trước);
 c) Giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành hoặc các chứng từ liên quan đến việc giao nhận tài sản tịch thu (trường hợp cơ quan thi hành án nộp tiền thay đương sự và số tiền đó nằm trong cùng số tiền của nhiều đương sự khác thì phải có bảng kê ghi họ tên các đương sự kèm theo giấy nộp tiền đó);
d) Xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thi hành án, đương sự nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước (ghi rõ: tổng số án phí, tiền phạt, tịch thu đã nộp vào Ngân sách Nhà nước; Kho bạc Nhà nước đã điều tiết cho ngân sách cấp nào hưởng và số tiền đó đã được hạch toán vào Chương, Loại, Khoản, Hạng, Mục và Tiểu mục nào của Mục lục Ngân sách Nhà nước hiện hành). Xác nhận do Giám đốc Kho bạc Nhà nước ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Chương III
HOẠT ĐỘNG THU, CHI TIỀN THI HÀNH ÁN
Điều 7.  Cách sử dụng biên lai và thu tiền thi hành án
Việc sử dụng, quản lý biên lai thu tiền thi hành án được thực hiện theo Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 06 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án và Quyết định số 2797/QĐ-TCTHA ngày 29 tháng 09 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
Điều 8. Cách ghi biên lai:
 1. Người ghi biên lai phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người nộp tiền (trường hợp nộp thay phải ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ của người trực tiếp nộp tiền và ghi rõ nộp thay cho ai); nội dung thu và số tiền thu: lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; tên quyết định thi hành án.
2. Người nộp tiền phải ký, ghi rõ họ tên; trường hợp đương sự không biết chữ thì phải điểm chỉ và ghi rõ ngón tay nào của bàn tay nào, không được dùng các ký hiệu khác; nếu thu tiền qua chuyển khoản thì phần người nộp tiền phải ghi: “thu qua chuyển  khoản”.       
Phần người thu tiền là chữ ký của người trực tiếp thu tiền; đối với khoản tiền thu qua chuyển khoản thì phần người thu tiền do kế toán nghiệp vụ ký.
3. Đối với khoản tạm thu nay chuyển sang thu chính thức thì nội dung biên lai ghi như sau:
Mục họ tên người nộp tiền: ghi theo họ tên người đã nộp tiền trong biên lai tạm thu;   
Mục nội dung thu và số tiền thu: Lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; tên quyết định thi hành án;    
Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi chú "trích chuyển từ biên lai tạm thu sang biên lai thu chính thức";
Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán nghiệp vụ thi hành án.
4. Đối với khoản thu qua chuyển khoản thì nội dung ghi biên lai như sau:
Mục họ tên người nộp tiền: ghi theo họ tên người đã nộp tiền trong thông báo của ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước;
Mục nội dung thu và số tiền thu: lý do nộp tiền, số tiền tính đến đơn vị nhỏ nhất viết bằng số, bằng chữ; tên quyết định thi hành án;
Mục chữ ký của người nộp tiền: ghi: “thu qua chuyển khoản”;
  Mục chữ ký người thu tiền: là chữ ký của kế toán thi hành án.
Các khoản tiền thu được bằng hình thức chuyển khoản phải được thể hiện kịp thời, đầy đủ, cụ thể vào sổ kế toán thi hành án. Khi nhận được thông báo của Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, trường hợp đã có quyết định thi hành án, kế toán báo cho Chấp hành viên phụ trách hồ sơ vụ việc để viết Biên lai thu tiền; trường hợp tạm thu thì báo cho cán bộ quản lý Biên lai tạm thu viết biên lai ghi rõ đối tượng nộp.
5. Đối với phiếu thu tiền thi hành án thì nội dung viết như sau:
Phần họ tên người nộp tiền: ghi họ tên người trực tiếp nộp tiền vào quỹ (nếu Chấp hành viên nộp tiền thì ghi người nộp tiền là họ tên Chấp hành viên); lý do nộp tiền; phần kèm theo ghi rõ số Biên lai thu tiền.
6. Cơ quan thi hành án chỉ thu vàng, bạc, ngoại tệ theo bản án, quyết định của Toà án.
Điều 9. Nộp  tiền thi hành án
Tất cả các khoản tiền thu được trong hoạt động thi hành án phải nộp ngay vào quỹ cơ quan thi hành án; trường hợp thu tiền thi hành án ở xa trụ sở cơ quan thì sau khi về đến trụ sở cơ quan phải nộp ngay vào quỹ cơ quan.
Điều 10. Chi trả tiền thi hành án
Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày thu tiền thi hành án, cơ quan thi hành án phải tiến hành chi trả cho các đối tượng được thi hành án theo thứ tự quy định tại Điều 47 Luật Thi hành án dân sự, thu phí thi hành án theo quy định tại Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22 tháng 09 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và có biện pháp xử lý các khoản tiền, tồn đọng theo các hình thức sau đây:
1. Đối với những khoản tiền đã báo gọi nhưng đương sự chưa đến nhận hoặc chưa xác định được địa chỉ của người nhận, hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo mà đương sự không đến nhận, thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm 01 tháng cho đến khi đương sự đến nhận tiền. Cơ quan thi hành án phải mở sổ theo dõi ghi thông tin về sổ tiết kiệm cùng với tên người được thi hành án, tên bản án, tên quyết định thi hành án. Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho đương sự.
Trường hợp hết thời hạn 05 năm kể từ ngày thông báo mà người được thi hành án không đến nhận thì cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển nộp số tiền đó vào Ngân sách Nhà nước.
Cơ quan thi hành án mở tài khoản tại ngân hàng để gửi đối với khoản tiền gửi không đủ điều kiện để lập sổ tiết kiệm.
2. Đối với khoản tiền đã thu nhưng việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ để xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm thì cơ quan thi hành án làm thủ tục đứng tên gửi số tiền đó vào ngân hàng theo loại tiền gửi tiết kiệm 01 tháng cho đến khi hết thời hạn hoãn, tạm đình chỉ thi hành án. Phần lãi suất tiền gửi tiết kiệm sẽ được cộng vào số tiền gửi ban đầu và trả cho đương sự.
3. Đối với khoản tiền hoàn trả cho đương sự, sau khi có Quyết định thi hành án, trong thời hạn không quá 10 ngày, Chấp hành viên phải báo gọi để chi trả cho đương sự.
 Đối với đương sự ở xa trụ sở cơ quan thi hành án, nếu đương sự có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản (đơn đề nghị có thể được gửi qua bưu điện), Chấp hành viên yêu cầu kế toán lập phiếu chi và gửi số tiền đã thu được cho đương sự qua đường bưu điện hoặc bằng hình thức chuyển khoản. Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận. Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản phô-tô) lưu trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.
4. Khi thi hành án tại cơ sở, trường hợp người phải thi hành án và người được thi hành án ở cùng một nơi, Chấp hành viên có thể chi trả ngay cho đương sự số tiền, tài sản thu được, hoặc khi tiến hành giải quyết thi hành án tại cơ quan thi hành án, Chấp hành viên có thể tạo điều kiện cho người phải thi hành án và người được thi hành án tự thoả thuận chi trả tiền cho nhau và tiến hành tạm thu hoặc thu phí thi hành án theo quy định tại Điều 60 của Luật Thi hành án dân sự, Điều 33 của Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 07 năm 2009, Thông tư số 144/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 22 tháng 09 năm 2010.
Việc chi trả tiền, tài sản phải lập biên bản ghi đầy đủ thời gian, địa điểm, họ tên đương sự, lý do, nội dung giao nhận, số tiền, tài sản, chữ ký và họ tên của các bên đương sự, Chấp hành viên. Biên bản phải giao cho các đương sự, lưu hồ sơ thi hành án và chuyển cho kế toán để vào sổ theo dõi.
 5. Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hay tổ chức kinh tế xã hội, việc chi trả được thực hiện bằng chuyển khoản phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số tài khoản của cơ quan hoặc tổ chức đó, yêu cầu Kho bạc Nhà nước trích số tiền từ tài khoản tạm giữ của cơ quan thi hành án để chuyển trả vào tài khoản của cơ quan hay tổ chức được nhận tiền theo quyết định thi hành án. Trường hợp cơ quan thi hành án thu được tiền thi hành án chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà bên được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến xin nhận, thì cơ quan thi hành án có thể chi trả cho họ trực tiếp bằng tiền mặt.
  6. Đối với các trường hợp còn lại, Chấp hành viên thông báo cho đương sự đến trụ sở cơ quan thi hành án, yêu cầu kế toán và thủ quỹ thi hành án làm thủ tục chi trả tiền cho họ.
7. Thông báo của cơ quan thi hành án cho đương sự đến trụ sở cơ quan thi hành án nhận tiền cần ghi rõ: yêu cầu đương sự khi đến nhận tiền phải mang theo chứng minh nhân dân (bản chính) hoặc giấy tờ tuỳ thân có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận thay, người nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp kèm theo chứng minh nhân dân (bản chính) hoặc giấy tờ tùy thân có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ thi hành án lưu bản chính giấy ủy quyền, bản phô-tô chứng minh nhân dân; chứng từ kế toán lưu bản phô-tô giấy ủy quyền và chứng minh nhân dân của người nhận tiền.
Trường hợp đương sự cung cấp tài khoản cá nhân và yêu cầu chuyển khoản thì cơ quan thi hành án làm thủ tục chuyển khoản.
Điều 11. Nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
1. Việc nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước được thực hiện bằng chứng từ riêng tương ứng với từng việc cụ thể; nếu nộp chung nhiều vụ thì phải lập bảng kê chi tiết nêu rõ từng khoản, nộp theo từng quyết định thi hành án và ghi rõ số; ngày, tháng, năm của các biên lai thu tiền. Bảng kê chi tiết do Chấp hành viên lập và chuyển cho kế toán để làm thủ tục nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.
Nếu nộp chung các khoản tiền của các Chấp hành viên kê nộp vào ngân sách thì kế toán phải tổng hợp các bảng kê để nộp ngân sách. Sau khi nộp tiền, kế toán sao bảng kê nộp tiền và giấy nộp tiền tương ứng từng vụ trong bảng kê, giao cho Chấp hành viên quản lý hồ sơ để lưu từng hồ sơ thi hành án.
2. Bộ phận kế toán lưu bản chính, Chấp hành viên lưu bản sao của chứng từ nộp tiền.
3. Đối với khoản thoái thu để hoàn trả trong kỳ, nếu số tiền nộp đủ để hoàn trả thì tại bảng kê nộp tiền vào ngân sách, dòng cuối cùng của bảng kê phải ghi rõ tên quyết định thoái thu, số tiền thoái thu.
Chương IV
CHẾ ĐỘ KIỂM TRA CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN
Điều 12. Lập kế hoạch kiểm tra
1. Hàng năm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Thi hành án quân khu, quân chủng và tương đương, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng và quyết định kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
a) Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
b) Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
c) Kế hoạch kiểm tra thường xuyên;
d) Kế hoạch kiểm tra đột xuất;
đ)  Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
2. Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để báo cáo.
Điều 13. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra được xây dựng trên các căn cứ sau:
1. Kế hoạch công tác năm của ngành và của đơn vị;
2. Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự;
3. Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị;
4. Kết quả thực hiện công tác của đơn vị và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó;
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra;
6. Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên, …).
Điều 14. Nội dung của Kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1.          Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
2.          Đối tượng, phạm vi kiểm tra;
3.          Nội dung kiểm tra;
4.          Thành phần đoàn kiểm tra;
5.          Phương pháp kiểm tra;
6.          Tổ chức thực hiện.
Điều 15. Nội dung kiểm tra
Căn cứ tình hình công tác thực tế của đơn vị và yêu cầu quản lý, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng phòng Thi hành án quân khu, quân chủng và tương đương, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định nội dung kiểm tra.
Nội dung kiểm tra phải bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, của địa phương mình và phải đảm bảo tính khả thi, đạt được mục đích đã đề ra. Trong quá trình kiểm tra, nếu đoàn kiểm tra phát hiện ra những vấn đề có liên quan cần phải được kiểm tra làm rõ, thì phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của người đã ký quyết định kiểm tra và chỉ thực hiện kiểm tra sau khi có ý kiến của người đó.
Điều 16. Nguyên tắc kiểm tra
1. Việc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được kiểm tra;
2. Việc kiểm tra phải công khai, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan;
3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận kiểm tra về những nội dung được kiểm tra.
Điều 17. Phương thức kiểm tra
1. Việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ thi hành án và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
2. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
Điều 18. Kết luận kiểm tra
1. Kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân, hạn chế; những kiến nghị về biện pháp khắc phục nhược điểm; biện pháp xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác thi hành án dân sự dự kiến sẽ đề xuất đối với người có thẩm quyền.
2. Kết luận kiểm tra chỉ có hiệu lực sau khi đoàn kiểm tra báo cáo và được người ký quyết định kiểm tra ra quyết định phê duyệt kết luận kiểm tra đó.
Kết luận kiểm tra chính thức cùng với quyết định phê duyệt kết luận kiểm tra phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra và những người có liên quan để thực hiện và báo cáo.
Chương V
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO VỀ THI HÀNH ÁN
Điều 19. Nguyên tắc thông tin, báo cáo về thi hành án
1. Các cơ quan thi hành án phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự.
2. Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo các yêu cầu báo cáo của người có thẩm quyền.
Điều 20. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
1. Các báo cáo thường xuyên theo quy định của pháp luật.
2. Các báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị.
3. Các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Điều 21. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức thực hiện các loại báo cáo
1. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
3. Báo cáo thống kê thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê, thống kê thi hành án dân sự.
Điều 22. Trách nhiệm trong việc thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và các nội dung trong báo cáo.
2. Để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong báo cáo, cơ quan nhận báo cáo theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng cơ quan nơi đã yêu cầu báo cáo có quyền thẩm tra các nội dung trong báo cáo về thi hành án dân sự.
  3. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về công tác thi hành án là một điều kiện để xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với đơn vị.
Chương VI
 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 01 năm 2012 và thay thế Thông tư số 06/2007/TT-BTP ngày 05 tháng 07 năm 2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự kịp thời báo cáo về Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan để giải quyết./.


KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Nguyễn Đức Chính