Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

Quy chế quản lý sử dụng tài sản NN năm 2011

CỤC THADS TỈNH NGHỆ AN
CHI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG



 


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



 
 
Tương Dương, ngày 10 tháng 03 năm  2011

QUY CHẾ
Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 03 /QĐ-THA  ngày 10 tháng 3  năm 2011
 của Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương)


 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi và đối tượng áp dụng
l. Quy chế này quy định việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước của Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương.
          2. Tài sản nhà nước quy định trong Quy chế này bao gồm các loại trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại, trụ sở làm việc, nguồn điện năng, nước sinh hoạt phục vụ hoạt động của cán bộ, công chức. Các loại tài sản trên được đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước và nguồn kinh phí từ các Dự án hoặc các nguồn khác đối với Cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản
1. Tuân theo các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài sản nhà nước.
2. Đối với loại tài sản Nhà nước chưa có văn bản quy định cụ thể, Cơ quan quy định việc quản lý và sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, khả năng kinh phí được giao hàng năm trên cơ sở đảm bảo sử dụng có hiệu quả, an toàn, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
3. Bảo đảm mọi tài sản đều được giao cho các bộ phận, cá nhân quản lý và sử dụng đúng quy định, nghiêm cấm việc sử dụng tài sản không đúng mục đích được giao, làm thất thoát, hư hỏng, gây thiệt hại về tài sản.
Điều 3. Trách nhiệm quản lý và sử dụng tài sản
1. Các bộ phận và cán bộ, công chức được Cơ quan giao quản lý và sử dụng tài sản có trách nhiệm:
a. Quản lý và sử dụng theo các quy định tại Quy chế này;
b. Bảo vệ, giữ gìn tài sản được giao.
2. Kế toán có trách nhiệm:
a. Thực hiện kê khai, đăng ký, báo cáo tài sản về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật;
b. Kiểm tra định kỳ (hoặc đột xuất) việc quản lý, sử dụng tài sản tại các cá nhân quản lý để báo cáo Thủ trưởng cơ quan và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tương Dương phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung cũng như tài sản được giao cho cá nhân trực tiếp quản lý, sử dụng. Các trường hợp tài sản bị hư hỏng hoặc bị mất phải kịp thời báo cáo người có trách nhiệm để giải quyết.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
TRANG CẤP TÀI SẢN
Điều 4. Tổ chức mua sắm tài sản
1. Việc mua sắm tài sản phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác có liên quan của nhà nước.
2. Hàng năm, Kế toán căn cứ vào thực trạng trang thiết bị hiện có; căn cứ vào nhu cầu thực tế, định mức tiêu chuẩn sử dụng của từng loại tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để xác định nhu cầu mua sắm, lập báo cáo gửi Thủ trưởng cơ quan tổng hợp kế hoạch mua sắm tài sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
Các bộ phận, cá nhân có nhu cầu mua sắm tài sản đột xuất phải lập kế hoạch bổ sung trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, giải quyết.
3. Văn phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc mua sắm tài sản theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Mục 2
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN
Điều 5. Quản lý tài sản
1. Kế toán và cán bộ văn phòng được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức quản lý tài sản tại đơn vị mình và khi giao nhận tài sản cho cá nhân quản lý, sử dụng phải ký vào biên bản giao nhận và chịu trách nhiệm về các tài sản đó theo quy định của pháp luật.
2. Kế toán có trách nhiệm mở sổ theo dõi tài sản theo trình tự thời gian, số lượng, giá trị phù hợp quy định của pháp luật.
Điều 6. Đăng ký tài sản
Đối với các tài sản theo quy định của pháp luật phải đăng ký, quản lý sử dụng (đất, nhà, công trình xây dựng, phương tiện vận tải…) thì ngay sau khi hoàn thành việc đầu tư xây dựng, mua sắm hoặc tiếp nhận tài sản, Kế toán phải tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan làm các thủ tục đăng ký tài sản với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 7.  Sử dụng tài sản thông dụng
Các tài sản thông dụng bao gồm máy tính, máy in, máy photocopy, máy chiếu, tủ đựng tài liệu, bàn ghế làm việc, máy điều hoà không khí, quạt điện, máy điện thoại ..v.v.. Các bộ phận và cá nhân có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bảo đảm sử dụng tài sản lâu bền, tiết kiệm, có hiệu quả, không được tự ý chuyển đổi các tài sản đã được trang bị.
Điều 8. Quản lý, sử dụng máy ảnh, máy ghi âm
Máy ảnh và máy ghi âm do Thủ trưởng cơ quan quản lý, khi có nhiệm vụ cần thiết cần sử dụng thì Thủ trưởng giao cho cán bộ, công chức sử dụng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao trả đầy đủ, kịp thời.
Điều 9. Quản lý, sử dụng phương tiện hỗ trợ
Các phương tiện, công cụ hỗ trợ cho công tác thi hành án phải được đăng ký sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý giao cho Thủ kho bảo quản nghiêm ngặt tại kho. Khi đưa ra sử dụng phải có lệnh xuất kho và biên bản bàn giao cho người có thẩm quyền sử dụng. Sau khi sử dụng phải được kiểm tra an toàn và nhập kho để bảo quản.
Điều 10. Chế độ Quản lý, sử dụng xe mô tô
1. Tiêu chuẩn sử dụng xe mô tô:
- Chỉ sử dụng xe mô tô của cơ quan phục vụ cho công tác giải quyết thi hành án dân sự và các công việc chung của cơ quan, không sử dụng vào mục đích cá nhân.
- Các cán bộ, công chức được giao điều khiển xe khi có Giấy phép lái xe theo quy định.
2. Quyền hạn, trách nhiệm quản lý, sử dụng xe mô tô
a) Thủ trưởng cơ quan hoặc người được Thủ trưởng cơ quan uỷ quyền có trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành xe tô của cơ quan.
          b) Trách nhiệm quản lý, sử dụng xe của cán bộ, công chức khi được giao sử dụng:
- Cán bộ, công chức khi được giao sử dụng xe phải chấp hành nghiêm các quy định điều khiển phương tiện tham gia giao thông, phải quản lý, giữ gìn xe tốt, đảm bảo xe luôn sạch sẽ, tránh mất mát, cháy nổ, hư hỏng xe do chủ quan gây nên; Bảo đảm lái xe an toàn, sử dụng xe đúng mục đích.
- Phải chủ động báo cáo với Thủ trưởng cơ quan về thực trạng kỹ thuật của xe để có giải pháp nhằm ngăn chặn các hư hỏng lớn có thể xẩy ra. Mọi hư hỏng của xe mô tô do lỗi chủ quan do cán bộ, công chức gây ra thì cán bộ, công chức đó có trách nhiệm bồi hoàn về giá trị vật chất theo quy định hiện hành.
- Về quản lý , thủ tục thanh toán, quyết toán các khoản liên quan đến chi phí sử dụng xe tô thực hiện theo quy định của Cơ quan về chi tiêu nội bộ.
Điều 11. Quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị điện, nước
 Các bộ phận và cá nhân phải thực hiện đúng các quy định về sử dụng điện, nước:
a) Không tự ý thao tác đóng mở các thiết bị điện, nước. Việc đóng mở các thiết bị điện, nước do 01 cán bộ được giao  quản lý. Không đấu nối làm thay đổi hệ thống điện, nước của cơ quan. Mọi nhu cầu về sửa chữa điện, nước phải báo cho Thủ trưởng cơ quan để kiểm tra, thực hiện.
b) Có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm điện, nước. Khi dùng xong phải đóng kín các vòi, van nước. Thực hiện việc tắt đèn, điện khi trong phòng không có người làm việc, hết giờ làm việc trước khi ra về phải tắt nguồn điện và tất cả các thiết bị điện có trong phòng làm việc, hội trường, phòng họp. Khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ phải đóng kín tất cả các loại cửa phòng. Tuyệt đối không được sử dụng các thiết bị điện phục vụ việc riêng.
Điều 12. Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc
Các cán bộ, công chức có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh sạch sẽ trong khuôn viên trụ sở làm việc,  phải đóng tất cả các loại cửa ra vào, cửa sổ, cửa hành lang, cửa ra vào ban công hoặc sân trời (nếu có) tại các phòng làm việc do mình quản lý, sử dụng để bảo vệ tài sản trong các phòng làm việc và các loại cửa kính của công trình.
Điều 13. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản
1. Khi có nhu cầu sửa chữa tài sản, Văn phòng làm giấy đề nghị chuyển cho Kế toán kiểm tra lên kế hoạch trình Thủ trưởng phê duyệt. Trước và sau khi sửa chữa các tài sản là máy móc, thiết bị phải lập biên bản kiểm tra xác nhận tình trạng hư hỏng và biên bản nghiệm thu bàn giao.
Đối với tài sản là thiết bị tin học, thiết bị văn phòng đang trong thời gian bảo hành, nếu phát sinh hư hỏng, Kế toán phải yêu cầu đơn vị cung cấp thực hiện trách nhiệm bảo hành đã cam kết.
2. Khi đến thời gian bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc khi phát hiện các hư hỏng đột xuất của xe mô tô cán bộ được giao sử dụng xe phải có văn bản đề nghị sửa chữa ghi cụ thể nội dung hạng mục cần sửa chữa, thay thế.
Điều 14. Khấu hao, hạch toán, kiểm kê, báo cáo tài sản
1. Kế toán thực hiện việc hạch toán tài sản; tính hao mòn, trích khấu hao tài sản theo chế độ hiện hành.
2. Kế toán có trách nhiệm tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan phối hợp với các đơn vị tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu quản lý; lập các báo cáo thống kê, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, xử lý tài sản định kỳ hàng năm theo đúng quy định của nhà nước hoặc báo cáo đột xuất khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Mục 3
XỬ LÝ TÀI SẢN
Điều 15. Điều chuyển, thu hồi tài sản
Thủ trưởng cơ quan quyết định việc điều chuyển tài sản giữa các bộ phận, cán bộ, công chức hoặc thu hồi tài sản của cán bộ, công chức sử dụng sai quy định để điều chuyển, bố trí cho cán bộ, công chức khác theo nguyên tắc bảo đảm sử dụng tài sản đúng mục đích phục vụ hoạt động của đơn vị, có hiệu quả và theo đúng quy định tại Quy chế này.
Điều 16. Thanh lý tài sản
1. Kế toán báo cáo Thủ trưởng cơ quan đề nghị Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định việc thanh lý tài sản theo quy định.
2. Kế toán tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan trong quy trình thanh lý tài sản.
3. Tiền thu từ thanh lý tài sản sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thanh lý tài sản (nếu có), được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng cơ quan và BCH công đoàn cơ quan có trách nhiệm phổ biến và triển khai tổ chức thực hiện Quy chế này trong đơn vị.
          2. Các bộ phận và các cán bộ công chức được giao quản lý, sử dụng tài sản phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong thời gian quản lý sử dụng tài sản, thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản một cách tiết kiệm và hiệu quả; theo đúng các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
          Điều 18. Xử lý vi phạm
          Các bộ phận và cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản vi phạm các quy định tại Quy chế này, gây thất thoát, thiệt hại về tài sản nhà nước thì phải bồi thường, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
         

CHI CỤC TRƯỞNG



Nguyễn Hồng Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét